Khi kinh tế Trung Quốc bùng nổ, sắm xe trở thành biểu tượng chứng minh sức mạnh chi tiêu của đất nước. Giờ đây, doanh số xe giảm thậm chí còn mang tính biểu tượng hơn nữa, rằng Trung Quốc đang đi xuống, Bloomberg dẫn.
Lượng cầu cao khiến Trung Quốc vượt Mỹ trở thành thị trường xe hơi lớn nhất thế giới vào 2009, thúc đẩy những ông lớn như Ford và Volkswagen sản xuất địa phương. Nhưng đến nay bức tranh ngược lại, Ford lần đầu tiên giảm doanh số ở Trung Quốc sau 17 năm, Volkswagen cũng chịu cú trượt doanh số suốt nửa đầu 2015, lần đầu trong một thập kỷ qua.
Nhu cầu xe hơi thường là chỉ dấu thời gian của mức độ tự tin người tiêu dùng và kinh doanh, nó chỉ ra xu hướng của nền kinh tế, trước khi có những con số thống kê chính thức.
Theo ngân hàng BBVA (Banco Bilbao Vizcaya Argentaria SA), công nghiệp xe hơi là ngành có sức ảnh hưởng lớn thứ hai sau bất động sản tới các nhà cung cấp. Sức khỏe yếu của ngành đe dọa suy giảm sản xuất. Chỉ số quản lý mua hàng cho các nhà máy ở Trung Quốc giảm trong tháng 7 là tháng thứ 5 liên tiếp.
Paul Gao, trưởng phòng ôtô của McKinsey Thượng Hải cho biết, "doanh số xe hơi đi xuống chắc chắn là dấu hiệu cảnh báo xấu cho nền kinh tế Trung Quốc, nó phản ánh trực tiếp niềm tin người tiêu dùng".
Doanh số xe mới sụt giảm trong tháng 6 là lần đầu tiên sau hơn 2 năm. Ford lên kế hoạch bán ít hơn nửa triệu so với năm ngoái. Hyundai cho biết lượng xe giao cho khách của hãng cũng giảm.
Hiệp hội các đại lý ôtô Trung Quốc cảnh báo doanh số toàn ngành có thể giảm lần đầu tiên sau hơn 17 năm, nếu cổ phiếu tiếp tục sụt giảm. Bởi lẽ theo Luo Lei, phó tổng thư ký nhóm thương mại công nghiệp, cổ phiếu giảm ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý tiêu dùng của khách hàng.
Tao Jinlong, quản lý bán hàng tại đại lý Ford ở Thượng Hải cho biết anh cảm nhận rõ sự suy giảm và phải làm việc nhiều hơn nữa để mong bán được hàng như trước.
"Khách hàng rất nhạy cảm với giá cả, họ tham khảo từ nhiều đại lý và chờ đợi những đợt chiết khấu lớn, những thứ luôn ảnh hưởng tới lợi nhuận của chúng tôi. Để bán hàng nhân viên cũng tốn nhiều thời gian hơn với mỗi khách".
Theo Thomas Glendining, nhà phân tích của BMI Research ở London cho biết doanh số xe hơi sẽ ảnh hưởng đầu tiên bởi kinh tế. "Người tiêu dùng bắt đầu suy nghĩ ít hơn về những khoản mua sắm, họ xem xét giá trị thực sự cho những hàng hoá đắt tiền".
Thị trường xe hơi Trung Quốc phát triển mạnh vừa qua do ảnh hưởng của cơn sốt mua xe từ cách đây 2 năm, khi người dân tranh thủ mua xe trước khi Chính phủ áp giới hạn đăng ký xe mới.
Một lý do khác là, sau nhiều năm mua sắm ôtô với số lượng lớn chưa từng có, tầng lớp trung lưu bắt đầu mua sắm cho những hạng mục đắt tiền hơn. Bên cạnh đó, tắc đường hàng ngày khiến chi phí thêm đắt đỏ đồng thời tốn thời gian.
Julia Wang, nhà kinh tế học ở Hong Kong cho biết "thị trường phát triển rất nhanh những năm qua, vì thế như lẽ dĩ nhiên nó đang đi tới trạng thái bão hoà, tốc độ mở rộng nhu cầu tiêu dùng tự nhiên đi xuống".
Ngược với Trung Quốc, doanh số của Mỹ và châu Âu lại tăng trong năm nay. Một thập kỷ trước, người Mỹ mua xe nhiều gấp 7 lần so với Trung Quốc, theo HSBC.
Trường hợp của ngành ôtô tương tự như tốc độ tăng trưởng GDP, khi năm ngoái chứng kiến mức thấp nhất suốt từ 1990 nhưng năm nay thậm chí còn thấp hơn. Con số 7% mục tiêu tăng trưởng mà chính phủ đặt ra có vẻ xa vời nếu không có những biện pháp kích thích.
Le tính toán rằng các hộ gia đình đầu năm nay ngưng quyết định nâng cấp xe hơi và lựa chọn thay thế là chơi chứng khoán, nhưng tiền nhanh chóng bốc hơi vì chứng khoán mất điểm. Chỉ số Shanghai Composite Index tăng 150% trong năm nay tới 12/6, trước khi sụt giảm cuốn bay 4.000 tỷ USD giá trị thị trường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét